Tô Đông Pha – Những Phương Trời Viễn Mộng
80,000₫
… Thơ vẫn là một cuộc lịch nghiệm Riêng và Chung, của Thời đại và Lịch sử. Từ cuộc Riêng, Thơ nương theo đôi cánh Thi và Dịch để đi về nơi Hoằng viễn,
… Thơ vẫn là một cuộc lịch nghiệm Riêng và Chung, của Thời đại và Lịch sử. Từ cuộc Riêng, Thơ nương theo đôi cánh Thi và Dịch để đi về nơi Hoằng viễn, dẫn Lịch sử Uyên nguyên tụ hội với Thời đại. Hình như những sự này tôi nghe được từ nơi thơ Đông Pha, có nghe lộn hay không, thì không biết. Nhưng cứ xin lấy chỗ nghe được đó ra để bố thí cho quyển sách này.
Tuệ Sỹ
Mục lục
Tựa
Phần 1: Những phương trời Viễn mộng
I- Khuyết nguyệt quải sơ đồng
II- Lô Sơn chân diện mục
Phần 2: Những phương trời Lữ thứ
I- Trời quê hương khói mù bay viễn mộng (1061 – 1071)
II- Trời thu cao cây lá ngủ mơ hồ (1072 – 1079)
III- Trời óng ả bạc tường rêu lữ thứ (1080 – 1085)
IV- Trời trăng sao in mộng triệu sông hồ (1086 – 1093)
Phần 3: Lịch nghiệm kỳ cùng Cuộc lữ
Tuệ SỹHòa thượng Thích Tuệ Sỹ, tục danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam. Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách khoa Phật học Ðại Tự diển