

Combo Triết Học Luận Đề
280,000₫ Giá gốc là: 280,000₫.210,000₫Giá hiện tại là: 210,000₫.
Wittgenstein thực sự tin rằng, với tác phẩm này của mình, ông đã thanh toán tất cả những vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết trong triết học. Tác phẩm trở th
Wittgenstein thực sự tin rằng, với tác phẩm này của mình, ông đã thanh toán tất cả những vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết trong triết học. Tác phẩm trở thành Kinh Thánh của nhóm Vienna, và đã ảnh hưởng đến triết học trọn một thế kỷ.
Nhận xét:
“Nhưng xây dựng một lý thuyết logic mà không có điểm sai trầm trọng nào thì rõ ràng đã thực hiện được một công trình rất khó và quan trọng. Công lao này, theo tôi, thuộc về cuốn sách của Wittgenstein mà không triết gia nghiêm túc nào có thể bỏ qua”
Bertrand Russell
“Bất cứ ai muốn nắm bắt những quan điểm hậu kỳ của Wittgenstein về triết học, niềm tin của ông về bản chất của tư tưởng và ngôn ngữ và những ý tưởng không thể bỏ qua của ông (đôi khi lộn xộn và thường thì rối rắm) trong triết học về tâm trí, tốt nhất là bắt đầu ở cuốn sách này”
The Guardian
“Sách này đề cập đến các vấn đề triết học và tôi tin rằng, nó cho thấy phương pháp đặt vấn đề ở đây dựa trên sự hiểu sai về logic của ngôn ngữ chúng ta. Toàn bộ ý nghĩa của nó có thể được tóm tắt như sau: Điều có thể nói được thì có thể nói một cách rõ ràng; và ta phải im lặng về những gì không thể nói được”
Wittgenstein
Tác giả:
Ludwig Wittgenstein (26/04/1889 – 29/04/1951), triết gia Áo, người đóng góp nhiều tác phẩm có tính khai phá đối với triết học hiện đại, chủ yếu là xây dựng nền tảng cho khoa học logic và triết học ngôn ngữ. Ông được thừa nhận rộng rãi là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. (Mai Sơn – 101 triết gia, NXB Tri Thức 2007)
Điều mà triết học cần nêu lên là một thái độ về sự thật cho tinh hoa của sự sống mà năng thức chọn lựa phải được thực hành – tự – Ngã phải hiện thân ra với cuộc đời như là một sự thể khách quan nhằm thử thách Ý chí nội tại. Kẻ nào “cao siêu” nhưng đóng chặt cửa nuôi chí riêng mình thì cũng chỉ là những đơn vị sinh hiện vô nghĩa. Trong tinh thần đó, triết học đòi hỏi sự mở cửa để đón khách lạ vào – vì căn nhà của tác giả có gì đi nữa thì cũng mời độc giả hãy bước vô.
“Nhân anh Nguyễn Hữu Liêm về nước giảng dạy, tôi có dịp trao đổi và được đọc bản thảo tác phẩm “Thời tính, Hữu thể và Ý chí“, một luận đề siêu hình học của anh. Đây là một chuyên luận triết học công phu và giá trị, đúc kết thành quả suy tư từ nhiều năm của tác giả về nhiều vấn đề triết học quan yếu. Bằng lối viết giàu sáng tạo, tác giả mang lại cho độc giả, nhất là cho giới yêu thích triết học, nhiều kiến giải độc đáo và mạnh dạn, chắc hẳn sẽ góp phần gợi mở và thúc đẩy cuộc thảo luận – và cả tranh cãi – ngày càng có chất lượng triết học cao hơn trong tiến trình nhận thức và tự – nhận thức.
Vì thế, từ nhận định cá nhân, tôi nồng nhiệt chào mừng công trình của TS Nguyễn Hữu Liêm.”
Bùi Văn Nam Sơn
Tác giả: