Tiền chảy vào đâu là THIÊN THỜI sáng ở đó. Khi lãi suất huy động 20% tiền sẽ chảy vào ngân hàng lợi nhuận nhiều hơn mua bất động sản. Khi lãi suất tiền gửi giảm về 6% (2013-nay) thì người dân sẽ rút tiền ngân hàng về mua bất động sản, chứng khoán tích trữ => Bất động sản, chứng khoán sẽ bắt đầu có thanh khoản, dễ bán, nhiều người quan tâm, đó là giai đoạn bắt đầu phục hồi. Tiếp đó để kích thích nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ in tiền, và mua lại trái phiếu chính phủ hoặc tài sản tài chính, giúp chính phủ BƠM TIỀN cho cả nền kinh tế = Cung cấp tín dụng cho vay nhiều hơn => Các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận vốn vay lãi suất thấp, làm ăn tốt hơn, thu nhập và giá cả tăng lên => tiền này lại chảy qua mọi ngả ngách và vào bất động sản, chứng khoán. Lúc này bạn đầu tư bất động sản và chứng khoán là có lợi nhất, cụ thể giai đoạn những năm 2013 – 2015 là tốt nhất để mua vào
Mặt khác, khi giá cả tăng lên, chúng ta gọi đó là LẠM PHÁT. Ngân hàng Trung ương không muốn lạm phát quá nhiều bởi vì nó gây ra nhiều vấn đề. Nhìn thấy giá cả tăng lên, Ngân hàng TĂNG LÃI SUẤT. Với lãi suất cho vay cao hơn, ít người có đủ khả năng mượn tiền hơn. Và chi phí cho các khoản nợ cũng tăng lên, thu nhập và giá cả giảm đi. Cùng với đó lãi suất huy động cũng tăng lên, tiếp theo lượng tiền sẽ chảy vào ngân hàng vì lúc này lãi suất huy động hấp dẫn và bắt đầu cho một chu kì mới.
Thời điểm tháng 10/2018 đã có những tín hiệu tăng lãi suất của các ngân hàng lớn trong nước và FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ), và nếu tiếp tục tăng trong tương lai khi room tín dụng đã thu hẹp dần. Liệu rằng đây còn là điểm thích hợp để đầu tư bất động sản, chứng khoán hay nhà đầu tư nên xem xét các tài sản tích trữ khác như Vàng, …?
Hiểu được cách nền kinh tế vận hành như thế nào, giống như KHỔNG MINH NGỒI TRÊN NÚI PHẨY QUẠT LÔNG, nhìn toàn cục chiến trận thấy gió thổi hướng nào, thế trận ra sao… rồi điều binh khiển tướng.
Kinh tế học có vai trò quan trọng không thua kém gì so với hiểu biết về cách kinh doanh, toán học hay vật lí. Và việc nắm được cách các học thuyết kinh tế tác động lên những chính sách kinh tế thế nào và tiếp đó các chính sách này đang hằng ngày ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta ra sao càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
SG Trading hi vọng cuốn sách Cách Nền Kinh Tế Vận Hành này có thể đóng góp một phần vào công cuộc lớn lao đó vào việc nâng cao tri thức cho cả xã hội. “Trí có cao thì nhân mới hòa”
Nội dung sách trình bày lại những học thuyết kinh tế và khái niệm kinh tế học cơ bản nhất, hiểu được cách vận hành và mối tương quan giữa những thành phần kinh tế quan trọng như Chính Phủ, Ngân Hàng Trung Ương, Doanh Nghiệp và Cá nhân. Những bài học trong lịch sử được phân tích rất chi tiết và logic. Từ đó giúp ích cho bạn đọc tăng khả năng tư duy về kinh tế, phân tích và hiểu được những tác động kinh tế trong và ngoài nước.
Cuốn sách Cách Nền Kinh Tế Vận Hành được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2010. Thời điểm này cũng là lúc thế giới đang phải vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Đã nhiều năm trôi qua kể từ thời điểm Cục nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kì (NBER) tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã chấm dứt, nhưng vào tháng 6 năm 2009, Chính phủ Hoa Kì vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể phục hồi số việc làm cho người lao động về mức trước khủng hoảng. Cuốn sách này nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn tại sao những điều tồi tệ này lại xảy ra, và đưa ra một số ý tưởng nhằm ngăn chặn các cuộc khủng khoảng tài chính tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Qua đó sẽ đúc kết cho bạn những kiến thức kinh tế, để tìm thấy cơ hội trước và sau những đợt khủng hoảng kinh tế.
Quyển sách chắc chắn hữu ích cho những bạn đọc đam mê về lĩnh vực Kinh tế!
SG Trading