Nội dung sách được chia thành 5 chương:
Chương I: Diễn trình của tư tưởng Trung quốc – 4 thời kỳ – Thời kỳ triết học và giáo lý cổ đại (221 trước Tây lịch) – Thời kỳ triết học trung thế (221 trước Tây lịch đến 907 sau Tây lịch) – Thời kỳ triết học cận đại (907 – 1911) – Thời kỳ triết học hiện đại (1911 – 1949).
Chương II: Nền đạo học nguyên thủy Trung Hoa – Khổng Tử với nền dịch học, một cửa ngõ tri thức để đi vào đạo học – Lão tử với nền giáo lý của Đạo đức kinh – Trang tử và bộ Nam hoa kinh – Liệt tử và bộ Trung hoa chân kinh.
Chương III: Phái Thiền tông Trung quốc – Diễn trình thành lập của phái Thiền tông – Tiểu sử của 6 vị tổ: Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoàng Nhẫn, Huệ Năng – Nam tông của Huệ Năng và Bắc tông của Thần Tú – Sự suy kém dần của Bắc tông và sự xương thạnh của Nam tông – Nam tông phân phái – 5 phái Thiền của Trung quốc: Lâm tế, Qui ngưỡng, Tào động, Vân môn, Pháp nhãn – Sơ lược về những chiều hướng của phái Lâm tế và Tào động.
Chương IV: Sự chuyển hướng trong giáo lý cũng như trong tác phong sinh hoạt và tu luyện từ thời Đạt Ma đến Huệ Năng – Những bài thuyết pháp của Huệ Khả – Bài kệ Tín tâm minh của Tăng Xán – Giáo lý của Đạo tín và Hoàng nhẫn – Bộ Pháp bảo đàn kinh của Huệ Năng.
Chương V: Nghệ thuật chỉ điểm cùng kỹ thuật thai nghén trạng thái satori – Thế nào là lối hạch hỏi trắc nghiệm? – Thế nào là công án và ác bổng? – Thiền công án hay quán thoại đầu – Tác dụng của công án và ác bổng – Trạng thái satori là thế nào? – Vài cách phân loại công án.