Sài Gòn trong các năm 1859 – 1875 đã chứng kiến sự thay đổi diện mạo khi người Pháp xây những công trình kiến trúc thương
mại, tôn giáo, hành chính và cơ sở hạ tầng, đặt nền tảng cho sự cai trị của họ: khuếch trương lại xưởng Ba Son, nhà thờ đầu
tiên, nhà Cha xứ, tòa nhà cho Chánh án, trại lính cảnh binh, dinh Thống đốc tạm thời…
Tác phẩm Sài Gòn – Chợ Lớn nửa cuối thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Đức Hiệp trình bày một số sự kiện trong lãnh vực kinh
tế, xã hội từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến những năm cuối thế kỷ XIX. Trong tập sách này, tác giả đã
dùng một số tư liệu mới trong giai đoạn 1859 – 1875 được cung cấp bởi các nhân chứng người Pháp, Việt và Anh đã trực tiếp
tham gia hay gián tiếp chứng kiến các sự kiện lịch sử trong giai đoạn trên.
Các tư liệu này do những nhân chứng tham gia vào sự kiện để lại nên có độ tin cậy cao, trong đó có tờ tuần báo Le Monde
Illustré. Le Monde Illustré là tờ tuần báo nổi tiếng thu hút nhiều độc giả ở Pháp, đã gây sự chú ý, gợi lên sự tò mò muốn
hiểu biết về các sự kiện xảy ra ở những vùng địa lý xa xôi lý thú trên thế giới, có văn hóa, phong tục khác với những gì
mà họ biết ở Âu châu.
Những tư liệu như vụ đắm tàu L’Europe ởrạn san hô gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, các tư liệu về
kinh tế, văn hóa Sài Gòn – Chợ Lớn đặc biệt là liên hệ thương mại với các thương gia người Hoa ở Chợ Lớn trong giai đoạn
đầu thời Pháp thuộc, tư liệu về những trận đánh giữa quân Pháp và nghĩa quân ở Nam Kỳ sau Hòa ước Nhâm tuất 1862… đều được
trích dẫn nhằm bổ sung thêm một phần nhỏ vào tư liệu về những sự kiện lịch sử trong giai đoạn đấu tranh chống Pháp.
Với văn phong giản dị dễ hiểu, cách trình bày rõ ràng mạch lạc, hy vọng tác phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận với những bạn đọc khó
tính nhất.