Nhà Sách Online Nha Trang Books Giới Thiệu Sách Hay Giá Tốt
Nha Trang Books
  • Trang Nhất
  • Sản Phẩm
  • Blog
  • Tài Khoản
Login / Register
0 items / 0₫
Menu
Nha Trang Books Nha Trang Books
0 items / 0₫
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam - Bộ 3 Cuốn
Trang chủ Tâm Linh - Tôn Giáo Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam – Bộ 3 Cuốn
Marketing Sáng Tạo Dành Cho Doanh Nghiệp Nhỏ 79,000₫ 63,200₫
Back to products
Bản Đồ Tư Duy Trong Công Việc - Tái Bản 2018 99,000₫ 79,200₫

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam – Bộ 3 Cuốn

650,000₫

Trong khi chuẩn bị cho sự ra mắt của tập II của bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng tôi có nhận được một số góp ý đối với tập I được xuất bản vào cuối năm

Lưu ý: Đơn đặt hàng thành công là đơn hàng được chúng tôi gọi & xác nhận lại qua điện thoại với quý khách ngay trong ngày.
Mã: 34ff33e4ff17 Danh mục: Tâm Linh - Tôn Giáo Từ khóa: Lê Mạnh Thát
Share:
close

Đặt Mua Sách Online

Nhà Sách Tiki
Shopee
Lazada
Nhà Sách Fahasa
  • Mô tả
  • MÃ GIẢM GIÁ
Mô tả

Trong khi chuẩn bị cho sự ra mắt của tập II của bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng tôi có nhận được một số góp ý đối với tập I được xuất bản vào cuối năm 1999. Những góp ý ấy nêu lên một số vấn đề, có thể tóm tắt thành hai chủ đề chính. Một là vấn đề phân kỳ của lịch sử Phật giáo Việt Nam, tức lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia ra bao nhiêu thời kỳ và dựa trên những tiêu chí nào để tiến hành phân chia như thế. Hai là chúng tôi quan niệm ra sao về thời kỳ Hùng Vương và Phật giáo Hùng Vương, mà chúng tôi có đề cập tới.
Về chủ đề thứ nhất liên hệ với vấn đề phân kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam, trước đây người ta thường hay có hai lối phân kỳ. Đó là phân kỳ hteo các dòng thiền và phân kỳ theo các triều đại với một vài biến tường của nó.
Phân kỳ theo các dòng thiền là lối phân kỳ xưa nhất, tối thiểu là từ Thông Biện (?-1134), mà sau này đã được vận dụng, để viết thành một quyển sử hoàn chỉnh của phật giáo tại Việt Nam xưa nhất hiện biết. Đó là Thiền uyển tập anh hoàn thành vào năm 1337. Trong tác phẩm ấy, lịch sử Phật giáo Việt Nam được trình bày qua hai dòng thiền Pháp Vân và Kiến Sơ kèm theo một bản thế thứ dòng thiền Thảo Đường. Đến thế kỷ thứ 18, Như Sơn cũng sử dụng phương pháp này để viết bộ Ngự chế thiền uyển thống yếu kế đăng lục vào năm 1734, trong đó trình bày lịch sử Phật giáo thiền tông một cách tổng quát theo các chiphái phát triển của nó, mà chủ yếu là phái Lâm Tế và phái Tào Động và những truyền thừa của hai phái ấy tại nước ta.
Lối này đến giữa thế kỷ thứ 19 được An Thiền sử dụng, khi ông cho in ra bộ Đại Nam thiền uyển thiền đăng tập lục vào khoảng năm 1858 gồm cả thảy năm quyển, trong đó lấy Thiền uyểntập anh làm quyển thượng, ba quyển bộ Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục làm ba quyển tiếp theo, còn quyển hạ thì do chính An Thiền viết về :”ba tổ đời Trần, hai phái Lâm Tế và Tào Động, hai phía đạo đời, làm thành một tập, cùng những ghi chú lặt vặt sách ngoài,riêng làm quyển hạ”.
Phương pháp này đến thế kỷ 20 được Trần Văn Giáp khai thác triệt để. Ông tìm được bản Thiền uyển tập anh ở Hải Phòng và lần đầu tiên lược dịch ra tiếng Pháp trong Le Bouddhisme en Annam des origines jusqu’au XIIe siècle. Trong bài này ông bổ sung thêm một số sử kiện như việc các nhà sư Việt nam đi cầu pháp ở Ấn Độ, nghiên cứu kỹ lại các nhân vật của giai đoạn Phật giáo quyền năng, mà Thông Biện có đề cập tới như Mâu bác, Khương tăng Hội, Chi Cương Lương và Ma Ha Kỳ Vực.
Cách phân kỳ thứ hai là phân kỳ theo triều đại. Đây là cách phân kỳ của Mật Thề trong Việt Nam Phật giáo sử lược. Cách phân kỳ này bám sát lịch sử chính trị của Việt Nam. Do vậy, Phật giáo đã được chia thành mấy giai đoạn :
1. Thời đại Phật giáo du nhập: Phật giáo đời Bắc thuộc
2. Phật giáo đời Hậu Lý Nam Đế và Bắc thuộc thứ ba
3. Phật giáo đời nhà Đinh và đời Tiền Lê
4. Phật giáo đời nhà Lý.
5. Phật giáo đời nhà Trần
6. Phật giáo đời nhà Hồ đến đời thuộc Minh
7. Phật giáo đời Hậu Lê
8. Phật giáo thời đại Nam Bắc phân tranh
9. Phật giáo trong thời kỳ cận đại (triều Nguyễn)
10. Phật giáo hiện đại
Cách phân kỳ này sau đó đã được hầu hết các quyển sử viết về lịch sử Phật giáoViệt Nam chấp nhận với một đôi chút gia giảm, ngay cả những quyển viết gần đây nhất. Sự gia giảm thể hiện qua nhiều cách. Họ có thể gom lại một vài triều đại với nhau, hoặc tách một thời đại ra làm hai hay ba giai đoạn để cho dễ trình bày. Chẳng hạn, người ta đã gom Phật giáo đời Lý đời Trần thành một giai đoạn và tách giai đoạn Phật giáo Nam Bắc phân tranh thành ra giai đoạn Phật giáo Nam Bắc phân tranh và giai đoạn Phật giáo thời Tây Sơn. Có cuốn sử, do thấy 1000 năm trước của Phật giáo các triều đại đều ngắn ngủi chưa rõ ràng, nên họ sử dụng phương pháp phân kỳ dòng thiền để trình bày, còn 1000 năm trở về sau, lịch sử các triều đại Việt nam rõ ràng, nên họ bám vào lịch sử các triều đại để mô tả các sự kiện Phật giáo.
Đứng trước hai lối phân kỳ vừa nói, quan điểm của chúng tôi hoàn toàn khác hẳn. Đối với cúng tôi, lịch sử là một vận động có ý thức của con người. Riêng đối với các tư trào văn hóa như Phật giáo thì lịch sử như một cuộc vận động có ý thức lại càng rõ nét hơn. Lịch sử vận động trên cơ sở tương tác của nhiều cấu trúc khác nhau, Có cấu trúc hạ tầng, có cấu trúc thượng tầng và những cấu trúc hàng ngang hàng dọc đan xen lẫn nhau, trong đó c6áu trúc hạ tầng tất nhiên giữ vai trò chủ chốt, nhưng không phải tuyệt đối. Xuất phát từ một cái nhìn như thế, quan điểm của chúng tôi là nhìn lịch sử Phật giáo như một bộ phận của cuộc vận động chung của dân tộc.
Chính cuộc vận động chung của dân tộc đó sẽ qui định sự vận động của Phật giáo như một bộ phận. Nhưng vận động của một bộ phận phải đáp ứng lại được vận động của một tổng thể. Và ngược lại. Nếu không có sự đáp ứng hai chiều này, thì vận động của bộ phận cũng như tổng thể sẽ bị phá vỡ, ngưng trệ và đi đến tan rã. Có một sự thật khi nghiên cứu lịch sử phật giáo là các triều đại có thể thay đổi, nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục đi theo hướng của nó. Trong khi đó, có thể trong môt triều đại, bản thân Phật giáo có những biến động to lớn, thậm chí đi đến chỗ tan rã của một dạng Phật giáo nào đó. Trong lịch sử Việt Nam điều này càng rõ rệt hơn nữa. …
Vạn Hạnh
– Lê Mạnh Thát

Sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam – Bộ 3 Cuốn của tác giả Lê Mạnh Thát, có thể đặt mua tại các nhà sách online trên toàn quốc.
MÃ GIẢM GIÁ

    Deal Hot

    DANH SÁCH COUPON

    • Đang mở
    • Sắp mở
    Mới nhất Deal hot Dùng nhiều Thời gian còn lại

    Đang cập nhật

    • 1
    Trên trang

    Đang cập nhật

    • 1
    Trên trang

    Sản phẩm tương tự

    -20%

    Hành Trình Dài Về Quê Nhà

    69,000₫ 55,200₫
    Hành trình dài về quê nhà là bản đồ lộ trình dành cho người kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống. Những câu chuyện phong phú, sâu sắc và có thực được thuật lại trong sách đã đưa ra những triết lý sâu xa và vẽ nên các nẻo đường hướng tới sự sáng suốt, được dẫn giải
    Thêm vào giỏ hàng
    -10%

    Siddhartha

    52,000₫ 46,800₫
    Siddhartha: Với Siddhartha người đọc sẽ cảm nhận như đọc một cuốn kinh Đại thừa, nhưng với văn chương du dương của một nhà thơ và sự miêu tả tinh tế của một nhà văn. Đọc tác phẩm này ta thấy rằng sự minh triết có thể được hàm chứa trong nhiều cách, sự thậ
    Thêm vào giỏ hàng
    -20%

    Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

    180,000₫ 144,000₫
    Sách Khai Tâm, LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ, Hirakawa Akira
    Thêm vào giỏ hàng
    -20%

    Sự Thực Về Giác Ngộ

    90,000₫ 72,000₫
    Bởi vì nói như Adyashanti: "Bạn vốn là siêu thoát – bạn vốn đã thức tỉnh và hiện diện, ở đây và bây giờ. Tôi chỉ đơn giản là giúp bạn nhận ra điều đó”.
    Thêm vào giỏ hàng
    Ngữ pháp tiếng Tây Tạng

    Ngữ pháp tiếng Tây Tạng

    130,000₫
    Sách Ngữ pháp tiếng Tây Tạng của tác giả Lê Mạnh Thát, có thể đặt mua tại các nhà sách
    Thêm vào giỏ hàng
    -20%

    Thuật Giả Kim Mới: Hướng Bạn Vào Trong

    81,000₫ 64,800₫
    Vạn vật trong không gian này là một sự hợp nhất của vũ trụ. Bạn không bị cô lập; bạn không giống như một ốc đảo. Bạn được kết nối; bạn bắt rễ vào tồn tại nh
    Thêm vào giỏ hàng
    Toàn tập Minh Châu Hương Hải

    Toàn tập Minh Châu Hương Hải

    200,000₫
    Minh Châu Hương Hải là một tác giả tương đối quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Sau khi Hương Hải thiền sư ngũ lục vào giữa thế kỷ thứ 18, Lê quý Đôn đã
    Thêm vào giỏ hàng
    Toàn tập Chân Nguyên Tuệ Đăng (Bộ 3 quyển) - Bìa Cứng

    Toàn tập Chân Nguyên Tuệ Đăng (Bộ 3 quyển) – Bìa Cứng

    989,000₫
    Chân Nguyên là một tác gia lớn của nửa sau thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Ông đồng thời cũng là một nhà tư tưởng có một số quan điểm đáng lưu ý, đặc biệt
    Thêm vào giỏ hàng

    Chúng tôi KHÔNG hỗ trợ đặt mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc qua điện thoại hay tiếp nhận thông tin email.

    02 Thái Nguyên, Phước Tân, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
    Liên hệ hợp tác qua email: info@nhatrangbooks.com
    Tin Mới
    • “Oxford thương yêu” tác giả Dương Thụy
    • Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất – Tác giả: Jonas Jonasson
    • Quê Nội – Tác giả: Võ Quảng
    Hỗ Trợ Khách Hàng
    • Phương thức thanh toán
    • Phương thức vận chuyển
    • Chính sách đổi trả
    • Liên lạc
    Nha Trang Books 2019
    Chính sách bảo mật | Điều khoản sử dụng.
    • Menu
    • Categories
    • Băng Đĩa Nhạc
    • Văn Học
    • Kinh Tế & Chính Trị
    • Nghệ Thuật Sống
    • Ngoại Ngữ
    • Gia Đình
    • Du Lịch
    • Lịch Sử
    • Đĩa Phim
    • Blog
    • Login / Register

    Sign in

    close

    Lost your password?

    No account yet?

    Create an Account